Nước Đức thời Cận Đại Lịch_sử_Đức

Đọc bài chính: Nước Đức thời Cận Đại

Cải cách Kháng Cách và Phong trào Chống Kháng Cách

Đọc bài chính: Cải cách Kháng Cách và Phong trào Chống Kháng Cách95 luận đề của Martin Luther

Cuộc Cải cách Kháng Cách bắt đầu khi Martin Luther công bố 95 luận đề chống lại việc buôn bán sự xá tội (tiếng Anh: indulgence).

Năm 1519 Karl V thuộc dòng họ Habsburg lên làm vua. Về mặt đối ngoại, ông luôn liên tục vướng bận vào các cuộc chiến tranh chống cự Đế quốc Ottoman của người Thổ Nhĩ Kỳ cũng như các cuộc chiến tranh chống lại nước Pháp và Giáo hoàng. Vì thế mà vị trí của ông trong vương quốc bị suy yếu, không thể ngăn chặn sự phổ biến của Phong trào Cải cách Kháng Cách. Vào năm 1529, vua Thổ Nhĩ Kỳ là Suleiman I xua đại quân vượt sông Danube tiến đánh kinh thành Viên. Đại Công tước Áo là Ferdinand tập hợp quân Đức và quân Tây Ban Nha do vua anh Karl V gửi tới để chống trả. Quân Thổ đại bại, vua Suleiman I phải rút quân trở về kinh đô Constantinopolis. Vào năm 1532, ông ta lại phát động chiến tranh một lần nữa, nhưng phải né tránh mỗi thành Viên.[48][49]

Trong những năm từ 1522 cho đến 1526 thuyết của Martin Luther được đưa vào trong rất nhiều lãnh thổ và thành phố của Đế Chế. Chính những lãnh chúa là những người đã tiến hành phong trào Cải cách Kháng Cách và qua đó trở thành Giám mục của lãnh địa. Người em của hoàng đế, Ferdinand I, có ý định hủy bỏ sự mặc nhận những người theo thuyết của Luther nhưng đã gặp phải sự phản đối của những lãnh chúa theo đạo Tin Lành.

Cuộc sống khó khăn của những người nông dân đã khiến cho họ nhiều lần vùng lên đấu tranh trong thế kỷ 15. Trong thời gian của phong trào Cải cách Kháng Cách đã có một phong trào khởi nghĩa nông dân kéo dài từ 1524 cho đến 1526. Một cuộc khởi nghĩa nông dân dưới sự chỉ huy của Thomas Münzer đã bị đánh tan vào năm 1525 tại Bad Frankenhausen.

Cuộc Chiến tranh Schmalkaden 1546/1547 là cuộc chiến đầu tiên của người Công giáo dưới sự lãnh đạo của hoàng đế chống lại những người theo đạo Tin Lành. Tuy chiến thắng nhưng hoàng đế Karl V lại không thể giảng hòa cuộc tranh chấp bằng Hòa ước Ausburg (Ausburger Interim).

Khi các hầu tước cùng đứng lên vượt qua ranh giới tôn giáo chống lại hoàng đế, Karl V trao Tây Ban Nha lại cho con trai của ông là Felipe II của Tây Ban Nha và chỉ định người em là Ferdinand làm người kế vị ở Đế quốc La Mã Thần thánh. Vị tân vương chính là người đã từng thương lượng cuộc hòa giải tôn giáo ở Ausburg năm 1555.

Dưới ấn tượng của cuộc Cải cách Kháng Cách, Nhà thờ Công giáo bắt đầu một cuộc cải cách nội bộ. Thêm vào đó, Phong trào Chống Cải cách Kháng Cách cũng bắt đầu, về một mặt là việc truy tố thông qua tòa án dị giáo, về mặt khác nhiều dòng tu mới thành hình mà trong đó những người theo Dòng Tên đã đóng vai trò dẫn đầu trong việc tái Công giáo hóa.

Mặc dù vậy chính sách tôn giáo của Maximilian II, con trai và là người kế vị của Ferdinand, vẫn mang tính cách tương đối khoan dung trong khi cùng thời gian đó nhiều cuộc chiến tranh tôn giáo đang tàn phá nước Pháp. Ngược lại, con trai của Maximilian, Rudolf II, lại ngày càng rời bỏ thực tế thu mình trong dinh điện của mình tại Praha nên những xung đột về tôn giáo lại tiếp tục tăng lên. Cuộc Chiến tranh Köln đã bùng nổ khi vị tổng Giám mục ở đấy chuyển sang đạo Tin Lành và sự kháng cự chống lại chính sách cai trị mang tính Công giáo khắt khe của triều đại Habsburg Tây Ban Nha tại Hà Lan, lúc đấy thuộc trong lãnh địa của đế quốc La Mã thần thánh, ngày càng tăng cao.

Năm 1608 các hầu tước Tin Lành liên kết với nhau dưới sự lãnh đạo của Friedrich của Pfalz, thành lập Liên minh Tin Lành (Protestanische Union) và tương tự, năm 1609 các hầu tước Công giáo đã thành lập Liên đoàn Công giáo (Katholische Liga) dưới sự lãnh đạo của Công tước Bayern Maximilian I.

Cuộc Chiến tranh 30 năm

Đọc bài chính về cuộc Chiến tranh 30 nămJohann t'Serclaes Bá tước của Tilly, người cầm đầu đạo quân của Liên đoàn Công giáo

Sau khi được giao quyền điều hành công việc triều chính, Matthias, người em của Hoàng đế Rudolf II, lại hạn chế các quyền hạn đã được ban cho những người theo đạo Tin Lành. Vì thế năm 1618 đã xảy ra hai ủy viên hội đồng hoàng gia đã bị ném ra cửa sổ của lâu đài ở Praha.

Sau khi hoàng đế Matthias qua đời, vị minh chủ của Liên minh Tin Lành, Friedrich V (Pfalz), trở thành vua của Böhmen. Vị tân hoàng đế, Ferdinand II, đã thân chinh thống lĩnh Quân đội của Liên đoàn Công giáo đến Böhmen. Trong Trận Núi Trắng (Schlacht am Weißen Bergen) năm 1620, quân Böhmen bị đánh tan tác. Sau khi cựu vương Friedrich bỏ trốn, Tilly chiếm lĩnh vùng PfalzOberpfalz. Công tước xứ Bayern nhận danh hiệu Tuyển hầu tước của vùng Pfalz.

Vua Đan MạchChristian IV mang quân vào miền Bắc nước Đức năm vào 1625. Vào tháng 8 năm 1626, Quân đội của Hoàng đế dưới quyền chỉ huy của Tilly và nhà quý tộc Böhmen là Wallenstein đập tan tác Quân đội Đan Mạch do vua Christian IV thân chinh thống lĩnh trong trận Lutter. Tilly là một vị thống soái dày kinh nghiệm. Sau chiến thắng tại Lutter, Wallenstein kéo quân chặn đứng bước tiến công của Vương công xứ TransylvanniaBethlen Gabor vào thành Viên. Ông cùng với Tilly đánh đuổi Quân đội Đan Mạch ra khỏi miền Bắc Đức, đập tan tác một cuộc phản công vào năm 1628, và buộc vua Đan Mạch phải rút khỏi chiến tranh vào năm 1629.[50] Pommern, JütlandMecklenburg bị quân đội Công giáo chiếm đóng.

Sau cuộc Chiến tranh Đan Mạch, hoàng đế ra Chỉ dụ Hoàn lại (Restitutionsedikt) vào năm 1629. Lo sợ vì quyền lực của tướng Wallenstein đã tăng lên quá nhiều, các lãnh chúa trong đế chế đã truất phế ông trong hội nghị các Tuyển hầu tước tại Regensburg trong năm 1630.

Vào thời điểm đó, vua Thụy ĐiểnGustav II Adolf can thiệp vào chiến sự. Liên quân Thụy Điển - Sachsen đánh tan tác Liên quân Công giáo do Tilly thống lĩnh trong trận Breitenfeld (Leipzig) vào năm 1631, và quân Thụy Điển cứ thế mà tiến vào đất Đức. Vào năm 1632, quân Công giáo lại bị đập tan tác, đồng thời Tilly hy sinh tại Rain, tiếp theo sau đó hoàng đế lại hoàn chức vụ cho Wallenstein. Vua Gustav II Adolf tiến đánh trại lính của Wallenstein tại Nuremberg, và ông xuất binh đập tan tác quân Thụy Điển. Nhưng trong trận Lützen vào năm 1632, Quân đội của Wallenstein bị quân Thụy Điển đập tan tác, song quân Thụy Điển mất đi vị vua vĩ đại của họ trong trận đánh này.[51] Vào năm 1633, Quân đội của Wallenstein bắt sống một đạo quân Thụy Điển trong trận Steinau[52]. Nhưng Wallenstein lại bị truất phế năm 1634 và ngay sau đó bị giết chết. Để có thể trục xuất quân Thụy Điển ra khỏi đất Đức, hoàng đế đã lập lại hòa bình với Tuyển hầu tước xứ Sachsen năm 1635 bằng một hiệp ước đặc biệt: Hòa ước Praha.

Nước Pháp Công giáo đứng về phía Thụy Điển năm 1635. Tuy mất vua Gustav II Adolf và đại bại vào năm 1634, Quân đội Thụy Điển vẫn tiếp tục đấu tranh, và giành chiến thắng trong nhiều trận đánh, dù họ không thể chiếm được thành Praha.[50] Nhiều phần lớn của Đế chế bị tàn phá. Mãi đến năm 1750 dân số mới đạt lại được mức trước chiến tranh. Vị tân hoàng đế Ferdinand III đã nỗ lực để thương lượng hòa bình. Thế nhưng nước Đức từ lâu đã trở thành quả bóng của các cường quốc ngoại bang, việc đã kéo dài sự lầm than của người dân. Các cuộc thương lượng bắt đầu từ năm 1642 đã dẫn đến Hòa ước Westfalen vào ngày 24 tháng 10 năm 1648.

Theo hòa ước, nhiều phần của Lothringen và của Elsass được nhượng cho Pháp. Hà LanThụy Sĩ chính thức tách rời ra khỏi Đế chế. Vị thế của các lãnh chúa và các khu vực trong đế chế được tăng cường và Hòa ước Tôn giáo Ausburg được xác nhận. Quyền lực của hoàng đế lại tiếp tục bị hạn chế.

Nước Đức trong thời kỳ quân chủ chuyên chế

Friedrich Wilhelm I của Brandenburg, người đã mang nhiều đổi mới từ Hà Lan về Phổ, xây dựng nền tảng cho việc thăng tiến của Vương quốc Phổ.

Sự tàn phá và việc làm giảm dân số của cuộc Chiến tranh 30 năm đã góp phần tăng cường cho sự phát triển của chính sách kinh tế và xã hội được nhà nước điều khiển. Gắn liền với hình thức kinh tế của Chủ nghĩa Trọng thương là sự thành hình của hình thức cai trị quân chủ chuyên chế theo gương vua Pháp là Louis XIV.

Vương quốc Phổ bắt đầu vươn lên từ năm 1640 dưới triều Tuyển hầu tước Friedrich Wilhelm I, người ta gọi ông là vị "Tuyển hầu tước vĩ đại". Lúc ông lên ngôi, ông hãy còn trẻ, nhưng đã chứng kiến lãnh địa xứ Brandenburg - Phổ bị tàn phá bởi cuộc Chiến tranh 30 năm tàn khốc. Quan đại thần Schwarzenberg là kẻ thống trị thực thụ của xứ Brandenburg, thực chất ông ta là một gián điệp được trả tiền của Hoàng đế La Mã Thần thánh. Vị Tuyển hầu tước vĩ đại đã tiến hành xây dựng lại lãnh địa, cách chức viên đại thần Schwarzenberg và giành lại được phần lớn tỉnh Pomerania từ tay quân Thụy Điển. Với vị Tuyển hầu tước vĩ đại, thần dân của ông trở nên thịnh vượng hơn trước, và Quân đội Brandenburg - Phổ vô cùng hùng mạnh. Ông đánh đuổi quân xâm lược Thụy Điển và dám đối đầu với cả vua Louis XIV của Pháp - một Quân vương rất hùng mạnh của châu Âu thời bấy giờ.[53] Vào năm 1701, sau nhiều nỗ lực lớn,[53] Tuyển hầu Friedrich III tự xưng là Friedrich I, Đức Vua ở Phổ. Đổi lại, ông liên minh với Hoàng đế La Mã Thần thánh trong cuộc Chiến tranh Kế vị Tây Ban Nha.[54] Ông tiến hành những công trình xây dựng đồ sộ.[55]

Vào năm 1713, vua Friedrich Wilhelm I lên kế vị, đã thực hiện những cải cách về bộ máy Chính phủ và Quân đội Phổ.[56] Ông sống giản dị, tích cực đầu tư vào lực lượng Quân đội Phổ, lại còn cho người kén lính trên toàn cõi châu Âu. Lực lượng Bộ binh của chế độ quân chủ nước Phổ non trẻ giờ đây là lực lượng Bộ binh hùng cường nhất châu Âu.[57] Cuối cuộc Đại chiến Bắc Âu (1700 - 1720), ông tham chiến trong liên minh chống Thụy Điển và chiếm được xứ Stettin.[58] Khác với vua Louis XIV của Pháp đương thời, ông là một vị vua - chiến binh.[59] Ông là vị vua sáng lập ra Nhà nước mới mẻ đầu tiên trong lịch sử nước Đức.[53] Ông qua đời vào năm 1740, truyền ngôi báu cho người con kỳ tài là vị vua - chiến binh Friedrich II Đại Đế.[60]

Dưới thời của hoàng đế dòng họ Habsburg là Leopold I, Đế chế cùng một lúc đã bị đe dọa từ phía Sultan Mehmed IV người Thổ Ottoman và từ ý muốn bành trướng của Pháp dưới thời Louis XIV. Vào năm 1683, quân Thổ Nhĩ Kỳ hùng mạnh do Đại Vizia Kara Mustafa Pasha - một viên tướng không siêu việc cho lắm - thống lĩnh tiến hành xâm lược nước Áo. Quân Thổ Nhĩ Kỳ vây hãm kinh thành Viên kể từ ngày 14 tháng 7 năm 1683. Trong các Tuyển hầu tước người Đức phò tá Hoàng đế trong trận này có cả vị Tuyển hầu tước vĩ đại Friedrich Wilhelm I xứ Brandenburg, ông đã gửi một đạo quân đến họp binh với quân Áo.[61] Vào ngày 13 tháng 9 năm 1683, vua Ba Lan là Jan III Sobieski thân chinh thống lĩnh liên quân Áo - Đức - Ba Lan đập tan tác quân Thổ Nhĩ Kỳ, giết được biết bao quân Thổ. Với chiến thắng này, mối đe dọa của quân Thổ đối với châu Âu chấm dứt.[49]

Qua việc bầu tuyển hầu của SachsenFriedrich August I lên làm vua Ba Lan năm 1697, giữa Sachsen và Ba Lan đã có liên kết cho đến năm 1763, chỉ bị gián đoạn bởi cuộc Đại chiến Bắc ÂuChiến tranh Thừa kế Ngai vàng Ba Lan. Cũng như thế, giữa Hannover và nước Anh cũng đã có liên kết tương tự. Việc dòng họ Habsburg Tây Ban Nha tuyệt tự đã làm cho cuộc Chiến tranh Thừa kế Tây Ban Nha bùng nổ vào năm 1701, cuộc chiến mà với cái chết của Joseph I đã mang lại cho dòng họ Habsburg một bước ngoặt không tốt đẹp nhưng cũng đã làm lay chuyển uy thế cường quốc Pháp. Mặc dù thế, dòng họ Habsburg ở Áo vẫn trở thành một cường quốc tại châu Âu dưới thời các Hoàng đế Leopold I và Joseph I.

Tranh vẽ vua Phổ Friedrich II Đại đế (1740 - 1786), năm 68 tuổi.

Ở Vương quốc Phổ, Quốc Vương Friedrich II Đại Đế đẩy việc mở mang bờ cõi, và đưa nước Phổ trở thành một trong những liệt cường tại châu Âu.[62] Thiên tài quân sự của nhà vua còn giúp ông thành công về mặt chính trị.[59] Việc dòng họ Habsburg ở Áo chấm dứt với Hoàng đế Karl VI là người con trai cuối cùng của dòng họ đã dẫn đến cuộc Chiến tranh Thừa kế Áo. Karl VII thuộc dòng dõi Wittelsbach được bầu làm tân hoàng đế. Với hơn hai vạn quân tinh nhuệ Phổ, Quốc Vương Friedrich II Đại Đế táo bạo tiến hành chinh phạt tỉnh trù phú Silesia[63] là đất của họ Habsburg, nhằm sáp nhập tỉnh này vào Vương quốc Phổ. Con gái của Karl VI, Maria Theresia đã có thể bảo vệ được vương miện cho vị hôn phu của mình là Franz Stefan với sự giúp đỡ của Anh Quốc. Song, trong các năm 1741 - 1742, Quân đội Phổ do vua Friedrich II Đại Đế thân chinh thống lĩnh liên tục đánh thắng quân Áo trong trận Mollwitztrận Chotusitz, thế là ông chiếm được tỉnh Silesia từ tay nước Áo, với Hòa ước Breslau (1742). Nhưng sau đó, Nữ hoàng Maria Theresia cải thiện tình hình nước Áo, nên vua Friedrich II Đại Đế tham chiến trở lại. Tuy đứng trước nguy cơ bị liên minh Anh - Nga - Sachsen - Áo chia cắt đất nước, ông đánh thắng liên quân Áo - Sachsen trong trận Hohenfriedberg (1745), và giữ vững tỉnh Silesia sau một vài chiến thắng oanh liệt khác cùng năm ấy, mang lại danh tiếng quân sự của ông trên toàn cõi châu Âu, và ông trở thành một vị danh tướng bất khả chiến bại.[64] Với những trận đánh ác liệt của ông để giành quyền kiểm soát tỉnh Silesia, ông trở thành "nhân vật dẫn dắt của thế kỷ ông".[65] Với những chiến công hiển hách của nhà vua, với sức mạnh liệt cường của đất nước, Phổ trở thành một kình địch đáng sợ của Áo, dù có diện tích nhỏ bé hơn.[63]

Vào năm 1749, những phản ứng sáng suốt và nhanh chóng của Quốc Vương Friedrich II Đại Đế đã phá tan tành một dự định gây chiến tranh Kế vị Thụy Điển của Nữ hoàng Elizaveta Petrovna nước Nga. Tình hình chính trị - ngoại giao châu Âu diễn ra thất thường, ba cường quốc Nga, Áo, Pháp liên minh với nhau để chống lại cường quốc láng giềng mới nổi là Phổ.[66][67] Biết bao hiểm nguy đến với nước Phổ.[68] Vua Friedrich II Đại Đế quyết định ra tay trước, và ông xua đại binh tiến đánh và chiếm được xứ Sachsen, đánh bại quân cứu viện Áo (1756) và mở đầu cuộc Chiến tranh Bảy năm.[69] Sau đó, ông tiếp tục tiến công vào Đế quốc Áo, lúc thắng lúc thua và rút quân, nước Phổ bị vây tứ phía nhưng ông đột ngột cứu vãn đất nước với những chiến thắng lừng lẫy trong trận Rossbachtrận Leuthen (1757); qua những chiến công hiển hách này sự huy hoàng quân sự của ông lên đến tột đỉnh. Với chiến thắng vang dội của ông tại Rossbach, lần đầu tiên trong lịch sử, dân tộc Đức đã đánh thắng Pháp một cách vẻ vang.[70] Chiến dịch Rossbach - Leuthen trở thành một trong chiến thắng huy hoàng nhất tron lịch sử, nhờ vào thiên tài quân sự của vị anh hùng của đức tin Kháng Cách.[71][72] Trong suốt bảy năm chiến tranh, cường quốc non trẻ Phổ đã giao chiến và giữ vững giang sơn trước sức tấn công của ba cường quốc Nga, Áo, Pháp, và cho đến năm 1763, tất cả mọi nước đều kiệt quệ. Với Hiệp định Hubertusburg, lòng kiên quyết, tài năng và long dũng cảm của vị vua - anh hùng Phổ đã mang lại cho ông chiến thắng oanh liệt: liên quân chống Phổ thất bại và phải nhượng vĩnh viễn tỉnh Silesia cho Vương quốc Phổ, Vương quốc Phổ hoàn toàn là một liệt cường với thanh thế vang xa, xua tan mọi hiểm họa đến với nước Phổ,[63] phá vỡ thế bá quyền của Pháp trước đây và mang lại niềm tự hào cho toàn thể dân tộc Đức.[73][74] Danh tiếng của ông vang xa đến tận xứ Marocchâu Mỹ.[75] Sau đó, ông nỗ lực gia tăng ngân khố quốc gia và tăng cường binh lực nhằm bảo vệ vị thế cường quốc của đất nước.[76] Ông xây dựng "Tân Hoàng cung" (Neues Palais) sau chiến thắng (1763) để chứng tỏ thực lực của Vương quốc Phổ đang trên đà lớn mạnh, và luôn tiến hành duyệt binh, làm người ngoại quốc phải ấn tượng.[77][78] Vào năm 1772, ba cường quốc Phổ, Nga, và Áo tiến hành cuộc chia cắt Ba Lan lần thứ nhất, mang lại lợi thế lớn lao cho vua Friedrich II Đại Đế, giúp ông thống nhất các lãnh thổ rời rạc của Vương quốc Phổ.[79] Giờ đây ông đã mở rộng biên giới chiến lược của đất nước đến sông Wislasông Netze.[80] Công cuộc xây dựng lực lượng Quân đội tinh nhuệ của ông sau năm 1763 giúp nước Phổ luôn luôn giữ vững thế mạnh, và, theo viên Sĩ quan phụ tá Georg Heinrich Berenhorst của ông:[81]

Nền Quân chủ Phổ là một Quân đội có Quốc gia, chứ không phải là một Quốc gia có Quân đội Phổ. Đất nước Phổ thực chất chỉ là nơi cắm trại của toàn quân.
— Georg Heinrich Berenhorst

Vào năm 1772, ông xưng làm "Đức Vua của Phổ".[82] Tuy cuộc chia cắt Ba Lan lần thứ nhất một lần nữa mang lại thất bại thảm hại cho Đế quốc Áo, vào n8m 1778, một ông vua đầy tham vọng của nước Áo là Joseph II toan tính chiếm xứ Bayern, nhưng vua Friedrich II Đại Đế xua đại quân Phổ đánh Áo, và đẩy lui tham vọng của vua Áo sau cuộc Chiến tranh Kế vị Bayern (1778 - 1779) ngắn ngủi.[79][83] Vào năm 1785, vua Joseph II lại liên minh với Đế quốc Nga nhằm chống lại vua Friedrich II Đại Đế, và nhà vua nước Phổ đã giành thắng lợi với việc thiết lập "Liên minh các Vương hầu" (Fürstenbund) với các Vương hầu hùng cường trên đất Đức,[68] để chống lại những tham vọng của vua Áo.[84] Với "Liên minh các Vương hầu", vị vua vĩ đại Friedrich II Đại Đế - kẻ hủy diệt vĩ đại của Đế quốc La Mã Thần thánh - đã trở thành vị quan thầy hùng mạnh của những truyền thống dân tộc Đức, của các tiểu Vương quốc của người Đức.[84][85] Liên minh vững chắc này làm cơ cấu Đế quốc La Mã Thần thánh suy yếu.[68] Khi vị vua vĩ đại này lên nối ngôi baú, Vương quốc Phổ còn là cường quốc yếu đuối nhất, nhưng ông đã có công lớn khi đưa Vương quốc này trở thành một cường quốc ngang hàng với tất cả mọi cường quốc khác.[86] Dưới triều đại của ông, thần dân nước Phổ thực hiện kỷ luật xuất sắc, tôn vinh Quốc gia, Đức tin Kháng Cách cùng với vị Quân vương vĩ đại và chiến thắng của họ. Chủ nghĩa yêu nước đã bắt đầu phát triển từ thời đó.[87][88] Là một vị vua được lòng dân,[89] các nhà văn luôn ca ngợi những chiến thắng hiển hách của ông, và nền văn hóa Friedrich ăn sâu vào muôn dân nước Phổ sau khi ông qua đời.[90] Vị vua tài hoa và đầy nghị lực này - "Friedrich Độc đáo" đã một mình đánh tỉnh Silesia, trị vì lâu dài và làm mê hoặc những người đương thời, đồng thời lôi cuốn các nhà sử học.[91]

Thời kỳ Khai sáng bắt đầu trong nước Phổ dưới thời vua Friedrich II và trong nước Áo dưới thời của Hoàng đế Joseph II. Hoàng đế Joseph II đã thực hiện những cải cách quan trọng[62] còn vua Friedrich II Đại Đế cũng thực hiện cải cách kinh tế, cải cách luật pháp tiến bộ, chấp nhận quyền tự do tôn giáo và quyền tự do báo chí của thần dân.[92][93][94] Tuy là một vị Quân vương của chế độ quân chủ chuyên chế, ông trị quốc theo nguyên tắc "Nhà vua là công bộc đầu tiên của Quốc gia".[95] Ngoài là một ông vua cần cù siêng năng, ông trở thành vị vua yêu văn hóa - nghệ thuật.[96][97] Triều đại của ông cho thấy trào lưu Khai sáng ngay tại chốn kinh kỳ Berlin, với nhiều danh sĩ lỗi lạc.[98] Với những công trạng huy hoàng của ông vua thiên tài Friedrich II Đại Đế, với lòng trung thành mãnh liệt của thần dân Đức, với một dân tộc Đức dưới ngọn cờ của ông trên đà độc lập khỏi Áo thì nền văn hóa Đức phát triển rầm rộ, dù nhà vua yêu thích văn hóa cổ điển và chẳng ưa nền văn hóa mới của dân tộc Đức.[68][99] Đại thi hào Goethe sau này luôn ca ngợi sự phát triển của nền văn hóa Đức, và - với tư cách là Moses của nền văn hóa Đức - nhà vua cũng đặt kỳ vọng vào một nền văn hóa Đức lớn mạnh sau này.[100][101] Cả đời ông luôn luôn đam mê say đắm đọc sách, đọc được hàng trăm tác gia,[102] lại còn viết thơ nữa.[103] Là một ông vua đam mê triết học, chẳng hạn như triết học Khắc Kỷ, vị vua nước Phổ là bạn thân của nhà triết học kiệt xuất Voltaire người Pháp, ông luôn luôn muốn giữ vững châu Âu hòa bình sau chiến thắng trong hai cuộc chiến tranh Silesia vào năm 1745, khi đó ông bước vào những năm tháng huy hoàng trong việc nghiên cứu triết học của ông ở cung điện Sanssouci (nên ông được mệnh danh là "nhà triết học của khu Sanssouci"[104]), và thực chất ông chỉ bảo vệ đất nước trong cuộc chiến tranh Bảy năm, mà ông giành chiến thắng huy hoàng và đưa Vương quốc Phổ trở nên hùng mạnh hơn trước hẳn vào năm 1763, nhờ những nỗ lực, những cống hiến và thiên tài quân sự của ông.[73][95][105]

Nhưng cả việc ông qua đời (1786) cũng giống như việc một vị vua rất ngưỡng mộ ông - Joseph II qua đời bốn năm sau đó, là kết thúc một thời kỳ huy hoàng của chế độ quân chủ.[106] Do vua Friedrich II Đại Đế không có con, ông truyền ngôi cho người cháu gọi ông bằng bác là vua Friedrich Wilhelm II - một ông vua không sáng suốt và nhìn xa trông rộng như ông. Khác với bác của mình, Quốc vương Friedrich Wilhelm II đã thi hành chính sách phản động, phản cách mạng và bài bác Hội Tam Điểm.[107][108][109] Ông vua phản động này đã tiến hành chính sách kiểm duyệt và để đám sủng thần lũng đoạn triều chính[110].[111] Cũng do không có con, Hoàng đế Joseph II truyền ngôi cho hoàng đệ Leopold. Hoàng đế Leopold II đã lại phải hủy bỏ một phần các cải tổ trong phần nước Áo thừa tự.

Ở lãnh địa Tuyển hầu tước Sachsen, Tuyển hầu tước Friedrich August I - kiêm vua nước Ba Lan - xây dựng một kinh thành Dresden hoành tráng, và trở thành một trong những ông vua chúa giàu có nhất thời ấy. Trong cuộc Đại chiến Bắc Âu, ông liên minh với nước Nga tấn công Thụy Điển.[112] Vào năm 1706, vua Thụy ĐiểnKarl XII xua quân chinh phạt xứ Sachsen, trước đó vua Karl XII đã đánh bại quân Ba Lan của vua Friedrich August I.[113] Con trai ông, Tuyển hầu tước Friedrich August II cũng yêu thích lối sống xa hoa.[114] Tuy đã bỏ dự định chinh phạt xứ Sachsen từ lâu trước đó, vua Friedrich II Đại Đế xua đại quân Phổ tiến đánh xứ Sachsen vào năm 1756 nhằm bảo vệ đất nước trước sự ra đời của Liên minh chống Phổ.[97][105][115] Tại đây ông đánh bại quân Áo[116], và buộc xứ Sachsen phải đầu hàng, sau đó tiến hành trừng phạt tàn bạo.[116] Tuy không làm trái quy tắc chiến tranh về việc vây hãm, khi ông tiến đánh thành Dresden vào năm 1760, Quân đội Phổ đã tiến hành tàn phá, giết chóc tàn bạo.[117] Để trả đũa, quân Sachsen cùng liên quân Nga - Cozak - Áo cũng tiến đánh kinh thành Berlin cùng năm ấy, nhưng vua Friedrich II Đại Đế kéo rốc quân về và giữ vững kinh kỳ.[118] Với chiến thắng của Quân đội Phổ trong trận đánh khốc liệt tại Torgau (1760), ông bảo vệ kinh đô Berlin thoát khỏi bất kỳ một cuộc tấn công nào khác.[119]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Lịch_sử_Đức http://www.camelotintl.com/world/02frederick_the_g... http://www.camelotintl.com/world/02frederick_willi... http://www.camelotintl.com/world/europe.html http://www.rootsweb.com/~deubadnw/history/maps/map... http://www.bpb.de/ http://www.documentarchiv.de/ http://www.erlangerhistorikerseite.de/vl-dtld.html http://usa.usembassy.de/etexts/ga3-450426.pdf http://hdl.handle.net.proxy.cc.uic.edu/2027/heb.01... http://books.google.com.vn/books?id=-PMNAAAAQAAJ&p...